“Hàng bãi à em? Hàng Cam à em? Hàng công à em?”
3 câu hỏi trên đây là thắc mắc chung của đa số khách hàng khi đi tìm hiểu và mua cho mình một thiết bị âm thanh nội địa Nhật Bản. Nguồn hàng âm thanh bãi tại Việt Nam rất đa dạng về chủng loại model, thương hiệu cũng như hình thức và mức giá. Nhưng nắm bắt và am hiểu rõ được nguồn hàng và giá trị của từng nhóm sản phẩm một không phải khách hàng nào cũng am hiểu.
Để giải thích cũng như đưa ra một vài thông tin về nhóm hàng audio đã qua sử dụng cũ tại Việt Nam, Bờm Audio xin chia sẻ tới bạn đọc cũng như khách hàng một vài nguồn hàng Audio Nhật đang về nước ta qua một số kênh chính. Mỗi kênh hàng về sẽ có mức giá khác nhau, được tính trên chất lượng hàng cũng như chi phí vận chuyển, từ đó ta có thể so sánh được một bộ dàn Audio cùng tên mã nhưng khi đi qua các kênh vận chuyển khác nhau sẽ có giá trị khác nhau.
Nguồn hàng về việt nam qua 3 kênh chính
- Biên giới Việt – Cam
Đây có thể được biết đến là một kênh phân phối hàng Audio cũ nói chung và đồ điện tử Nhật nói riêng rất khổng lồ và sôi động. Chính sách mở rộng cũng như chế tài thông quan buôn bán đồ cũ xuyên biên giới mà Campuchia được bến đến là cảng đồ cũ luân chuyển cho tất cả các nước trong khu vực.
Đến với chợ đồ cũ tại Campuchia, tất cả những món đồ cũ hầu như có mặt tại đây, chợ Gò Tà Mâu là một trong những khu chợ nổi tiếng của dân đánh hàng Audio Nhật. Khu chợ luôn nhộn nhịp với các công hàng điện tử cũ được buôn bán tấp nập, các thương lái lớn sẽ phân loại nguồn hàng và vận chuyển về Việt Nam cung cấp.
Để đưa được hàng điện tử cũ tại Nhật qua kênh này yêu cầu người đánh hàng phải có quan hệ rộng, vốn đủ lớn để thuê vận chuyển cũng như có đủ số hàng để ghép đầy công đưa về sao cho lợi nhuận một chuyến hàng là cao nhất.
Ưu điểm của hàng hóa đi theo con đường này đó là có giá trị rất rẻ do quá trình vận chuyển chi phí không quá cao. Nhược điểm của hình thức này là vận chuyển rất nguy hiểm, quá trình di chuyển xây xóc long hỏng thiết bị. Ngoài ra, nguồn hàng này rất tạp nham nếu như không được phân loại.
- Cảng biển Hải Phòng – HCM
Đây cũng là một kênh mà hàng hóa đồ cũ tại Nhật cập bến thị trường Việt Nam, khác với hình thức qua Campuchia là nhóm hàng nhật bãi này sẽ đi theo con đường biển. Đường biến cũng là một đường vận chuyển an toàn. Ưu điểm củ hình thức này là mức giá dễ chịu do chi phí vận chuyển đã được tối ưu. Nhược điểm của hình thức này là hàng hóa đợi lâu, có khi một chuyến hàng sẽ mất cả tháng, hoặc vài thác nếu như cấm tàu.
Hàng hóa đi bằng đường biển phải được bọc kĩ lưỡng, đầy đủ các lớp chống sốc và băng keo tiêu chuẩn, nếu không quá trình vận chuyển với nước muối trên biển sẽ làm hỏng hóc linh kiện mạch điện tử không mong muốn.
- Xách tay hàng không
Đây là con đường di chuyển khá thông dụng đối với nhóm hàng cao cấp và với khách đặt mua lẻ hay nhờ người nhà mua giúp. Đơn giá vận chuyển đồ điện tử cũ qua đường hàng không rất cao, cụ thể tùy vào đơn vị vận chuyển (khoảng 350VNĐ/1KG). Vì thế các sản phẩm được ưu tiên đi qua con đường này phải có các yếu tố như: giá trị, cân nặng, và độ đảm bảo ưu tiên …thì sẽ được các thương lái đánh hàng về theo hình thức này.
Trên đây là 3 kênh vận chuyển hàng điện tử cũ tại Nhật về Việt Nam, khách hàng có thể dựa vào 3 kênh này để theo dõi cũng như nắm gõ được nguồn hàng bộ dàn của mình đã được vận chuyển với hình thức nào. Tùy vào mỗi hình thức khác nhau mà những bộ dàn về Việt Nam được chào bán với giá trị khác nhau, nhưng đa số giá trị sản phẩm sẽ tỉ lệ thuận với hình thức của bộ dàn.