Đối với những người am hiểu về thiết bị âm thanh việc kết hợp các thiết bị với nhau để tạo thành dàn âm thanh chuyên nghiệp quá dễ dàng. Tuy nhiên đối với người mới tìm hiểu về các thiết bị âm thanh việc lựa chọn thiết bị phù hợp là cực kỳ quan trọng đặc biệt là các dòng loa và amply. Việc này không chỉ giúp nâng cao chất lượng âm thanh mà còn đảm bảo độ bền cho các thiết bị âm thanh. Vậy nếu muốn nghe nhạc hay, thiết bị hoạt động bền bỉ bạn có thể tham khảo một số cách chọn amply phù hợp với loa cụ thể dưới đây.
Tại sao phải lựa chọn amply phù hợp với loa?
Việc lựa chọn amply phù hợp với loa mang đến chất lượng âm thanh hoàn hảo, các dải âm thanh được thể hiện đầy đủ để người nghe có thể cảm nhận được độ hay và độ chi tiết của dàn âm thanh. Không những vậy việc lựa chọn amply phù hợp với loa còn giúp thiết bị tăng độ bền, đảm bảo tuổi thọ cho cả dàn âm thanh tránh được những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra như chập cháy do quá công suất, âm thanh yếu do thiếu công suất…
Bởi khi thiết kế các chuyên gia đã nghiên cứu cho loa những tinh túy mà loa có thể phát huy hết tác dụng khi kết hợp với amply đúng chuẩn. Cũng bởi vậy mà việc lựa chọn amply phù hợp với hệ thống loa là cực kỳ quan trọng tráng phá vỡ những quy tắc khiến thiết bị trở nên tệ hơn.
Cách chọn loa thế nào để phù hợp với amply?
Việc lựa chọn loa phù hợp với amply chỉ đơn giản đối với những người có chuyên môn kinh nghiệm, còn đối với những người lần đầu tiếp xúc với thiết bị âm thanh thì việc phối ghép hai thiết bị này cực kỳ khó khăn. Vậy để có thêm thông tin khi lựa chọn loa và amply bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây.
Xác định độ nhạy của loa
Độ nhạy loa là một trong những thông số quan trọng, mỗi loa sẽ có một chỉ số độ nhạy khác nhau tùy theo thiết kế của mỗi nhà sản xuất. Độ nhạy được ký hiệu ( Db ) là chỉ số đo âm lượng và độ tinh tế của loa dựa theo công suất của amply. Dưới đây là các chỉ số đánh giá độ nhạy của loa tương ứng từ cao đến thấp tương ứng với độ chi tiết khác nhau.
- Độ nhạy tốt: 92 dB trở lên
- Độ nhạy trung bình: 88 dB
- Độ nhạy kém: 84dB
Công suất đầu vào nhất định khi kết nối với những mẫu loa có độ nhạy càng cao thì âm thanh phát ra càng lớn, bởi vậy mà khi kết hợp giữa loa với amply cần kết hợp giữa công suất với độ nhạy phù hợp là cực kỳ quan trọng.
Xác định công suất của loa
Trước khi lựa chọn amply bạn cần nắm rõ được công suất của loa đểu lựa chọn được các dòng amply phù hợp. Dây cũng được xem là một phương thức, kinh nghiệm chọn thiết bị.
- Công suất của loa nên nhỏ hơn 80% công suất tối đa của amply.
- Không dùng loa trở kháng thấp hơn amply
- Các loa khi mắc nối tiếp với nhau sẽ tăng gấp đôi trở kháng (ohm) , mắc song song sẽ giảm ½ trở kháng.
Xác định trở kháng của loa
Trở kháng được ký hiệu chữ Z và được đo đạc bằng Ω (Ohm) là sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi hiệu điện thế đặt vào. Trở kháng loa chia thành 2 loại: Trở kháng thấp, phổ biến 4 Ohm, 6 Ohm hoặc 8 Ohm, trở kháng cao 70-100v. Nắm được trở kháng của loa sẽ lựa chọn được các dòng amply phù hợp.
Cách nhận biết loa trở kháng thấp và loa trở kháng cao
Các dòng loa nghe nhạc hiện nay khi được sản xuất ra đều đi kèm với các thông số kỹ thuật cụ thể đi kèm. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn và nhận biết được các thông số như trở kháng thấp và trở kháng cao bạn có thể tham khảo chi tiết một số cách nhận biết sau.
Nhận biết loa trở kháng cao
Loa trở kháng cao thường là những dòng loa chuyên thông báo ví dụ như: Loa âm trần, loa nén, loa hộp treo tường.. những dòng loa có tích hợp biến áp trong loa không có phân tần, có tích hợp biến áp trong loa không có phân tần, biến áp giúp loa hoạt động ổn định điện thế và hỗ trợ đi dây dài mà âm thanh không bị yếu.
Nhận biết loa trở kháng thấp
Loa trở kháng thấp thường là các dòng loa karaoke, loa hội trường sân khấu công suất lớn, các dòng loa phổ biến trên thị trường hiện nay. Bên trong loa có thiết kế phân tần, bass loa to và có loa treble đi kèm.
Cách nhận biết amply trở kháng cao hay trở kháng thấp
Việc nhận biết trở kháng loa chuẩn xác bạn cũng nên nhận biết được amply nào trở kháng cao hay trở kháng thấp, Không nên ghép nối amply trở kháng thấp với loa trở kháng cao và ngược lại, điều này giúp âm thanh đầu ra chất lượng và hiệu quả nhất.
Nhận biết Amply trở kháng cao
Những dòng amply trở kháng cao, bạn có thể quan sát ở mặt sau của amply. Amply trở kháng cao sẽ có: COM – 70V-100V dùng cho hệ thống loa thông báo tích hợp biến áp bên trong hay còn gọi là dòng loa điện thế như: loa nén phóng thanh, loa âm trần, loa hộp treo tường
Nhận biết amply trở kháng thấp
Amply trở kháng thấp là những dòng amply karaoke với trở kháng đầu ra là 8ohm, như vậy bạn chỉ cần quan tâm nếu nó là dòng amply 8ohm là bạn có thể đấu nối được với các dòng loa trở kháng thấp như loa karaoke, loa nghe nhạc… Tham khảo nhận biết amply trở kháng thấp qua hình bên dưới.
Chú ý:
- Loa trở kháng cao phải ghép với amply trở kháng cao
- Loa trở kháng thấp ghép với amply trở kháng thấp
Trên đây là một số mẹo chọn amply phù hợp với loa mang đến trải nghiệm âm thanh thú vị nhất mà Bờm Audio muốn chia sẻ đến quý khách hàng cùng tham khảo. Để được tư vấn chi tiết hơn bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: để được hỗ trợ lựa chọn mẫu loa chất lượng nhất nhé!